Search
Ngôn ngữ
THÉP THANH VẰN

THÉP THANH VẰN (FOB Thổ Nhĩ Kỳ)

Size

Full

Sở Giao dịch

LME (London Metal Exchange)

Mã hàng hóa

SSR

Giá trị lô hợp đồng (theo thị trường)

$8,800

Độ lớn hợp đồng

10 tấn

Ký quỹ (thay đổi theo MXV)

$880

Bước giá giao dịch

$0.5 ~ $5/lot

Đơn vị yết giá

USD/tấn

Lãi lỗ biến động $1/lot

$10

Kỳ hạn giao dịch

12 tháng

Lịch giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6

Phiên giao dịch (mùa đông mở chậm 60 phút)

07:00 – 01:00 (ngày hôm sau)

Biên độ giá

Không quy định

Tiêu chuẩn chất lượng

Theo quy định của sản phẩm thép thanh vằn FOB Thổ Nhĩ Kỳ (steel Rebar FOB Turkey), giao dịch trên Sở giao dịch kim loại London

Ngày đăng ký giao nhận

Theo quy định của MXV

Ngày thông báo đầu tiên

Theo quy định của MXV

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn

Phương thức thanh toán

Không giao nhận vật chất

 

I. Giới thiệu về sản phẩm thép thanh vằn

Thép thanh vằn (hay còn gọi là thép thanh gân) là một vật liệu quan trọng trong ngành xây dựng. Trên thanh thép, có nhiều gân dập nổi, tạo thành hình dạng đặc biệt giống xương cá. Đường kính của loại thép này dao động từ phi 10mm đến phi 55mm, và chiều dài tiêu chuẩn là 11,7m. 

Thép thanh vằn thường được sử dụng trong các công trình xây dựng bê tông, cốt thép, nhà dân dụng, nhà công nghiệp, cao ốc văn phòng, cầu đường, và các công trình thủy điện.

Thép thanh vằn LME là các hợp đồng thép được giao dịch trên Sàn giao dịch kim loại London (London Metal Exchange) – trung tâm giao dịch kim loại của thế giới.


Sản phẩm thép thanh vằn

 

II. Tình hình xuất nhập khẩu của thép thanh vằn

Về xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan là các quốc gia có lượng xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Về nhập khẩu: Mỹ là nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới.

Với Ấn Độ, sản xuất phần lớn lượng thép dùng cho tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, quốc gia này cũng buộc phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ thép lớn nhất là Trung Quốc vẫn đang nhập khẩu một lượng sắt thép đáng kể từ Việt Nam và các nước khác.

Đáng chú ý, sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là nhiệm vụ tất yếu, và Việt Nam hoàn toàn có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới mở rộng thị phần. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu thép chính của Việt Nam vẫn sẽ là các quốc gia thuộc khu vực ASEAN, chiếm tới 42% cơ cấu xuất khẩu mặt hàng này.

Sau một thời gian dài liên tục lao dốc trước hàng loạt sức ép từ vĩ mô đến bài toán về nhu cầu, thị trường sắt thép trên thế giới đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Mặc dù những biến động của thị trường vẫn còn tiềm ẩn, song tín hiệu tích cực hứa hẹn sẽ thổi một làn gió mới cho ngành thép toàn cầu nói chung và ngành thép Việt Nam nói riêng.

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), với xu hướng phục hồi mạnh mẽ của giá sắt thép trên thế giới, giá thép trong nước cũng bắt đầu có những dấu hiệu tăng trở lại.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thép thanh vằn

1. Chủng loại thép 

Mỗi loại thép sẽ có mức giá khác nhau. Chưa kể trong từng loại lại được phân chia theo nhiều yếu tố và đặc tính khiến giá cả cũng khác nhau. Thông thường, thép thanh vằn sẽ có sự chênh lệch về giá phụ thuộc vào chất lượng. Chất lượng thép tốt luôn luôn có mức giá cao hơn so với chất lượng kém. Do đó, chất lượng thép sẽ ảnh hưởng đến giá thép và chủng loại. 

2. Số lượng mua

Đây là một trong những yếu tố dễ hiểu ảnh hưởng tới báo giá thép. Trong trường hợp khách hàng mua nhỏ lẻ thép sẽ ít ảnh hưởng đến giá thép hơn khách hàng mua nhiều, số lượng lớn. Do đó, nếu công trình xây dựng lớn, doanh nghiệp nên có hợp đồng và định lượng thép ngay từ đầu. Có như vậy, giá thép sẽ được đảm bảo.

3. Cạnh tranh và thị trường

Khi mua thép, khách hàng thường có thói quen so sánh với các bên đối thủ. Do đó sẽ giúp tăng tính cạnh tranh thép trên thị trường. Bởi vì vậy, các quốc gia luôn quan sát giá thép của tất cả đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Có như vậy mới có sự cạnh tranh và giá thép luôn thay đổi.

Các quốc gia có thể điều chỉnh giá tương đương hoặc gần với giá của đối thủ tùy thuộc vào những yếu tố như: chất lượng, mẫu mã, dịch vụ chăm sóc khách hàng… Nếu giảm giá quá sâu hoặc tăng quá cao có thể gây bất lợi cho quốc gia.

4. Nhu cầu cung – cầu của thị trường

Thị trường nói chung và bất động sản nói riêng có nhiều biến động. Bởi vậy, giá thép cũng bị ảnh hưởng không ít. Tại những thời điểm thị trường bất động sản sôi động, hàng loạt các dự án được khởi công xây dựng, kéo theo nhu cầu tăng, mức giá thép cũng lên cao.

Thông thường, khi thị trường tăng giá, người bán sẽ đề nghị ở mức giá cao nhất. Nhưng không bao giờ vượt giá kịch trần nhà nước quy định. Ngược lại, nếu nhu cầu thấp, các doanh nghiệp kinh doanh thép cạnh tranh nhiều thì giá sẽ giảm. Tuy nhiên, không phải vì giá giảm mà các chủ đầu tư dám mạo hiểm để tích trữ hàng hóa. Sự tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro có thể làm doanh nghiệp thất bại nếu đi sai hướng.


Ảnh minh hoạ

 

5. Tác động của kinh tế toàn cầu

Những tác động từ thị trường kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá thép. Các quốc gia dẫn đầu về việc cung cấp thép như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đức…sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh thép trong nước.

Tại thời điểm giá thép nhập có mức giá thấp sẽ kéo theo hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thép trong nước giảm giá để tăng độ cạnh tranh. Tựu chung lại, giá thép luôn có sự biến động. 

Vì vậy, với những nhà đầu tư, việc luôn cập nhật mức giá thép cũng như diễn biến thị trường sẽ giúp đưa ra quyết định chính xác, đem lại nhiều lợi ích nhất.

 

Theo quy định của sản phẩm Thép thanh vằn FOB Thổ Nhĩ Kỳ (Steel Rebar FOB Turkey) giao dịch trên Sở Giao dịch kim loại London.

Sở giao dịch nước ngoài liên thông Hợp đồng Full size Mini Micro
Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng
Sở giao dịch nước ngoài liên thông Hợp đồng Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng

Các sản phẩm khác