Search
Ngôn ngữ
NGÔ

NGÔ

Size

Full Mini

Sở Giao dịch

CBOT (Chicago Board of Trade) CBOT (Chicago Board of Trade)

Mã hàng hóa

ZCE XC

Giá trị hợp đồng

$18,980 $3,980

Giá trị lô hợp đồng (theo thị trường)

5.000 giạ ~ 100 tấn 1.000 giạ ~ 20 tấn

Ký quỹ (thay đổi theo MXV)

$1,898 $390

Bước giá giao dịch

0.25 ~ $12.5/lot 0.125 ~ $1.25/lot

Đơn vị yết giá

Cent/giạ Cent/giạ

Lãi lỗ biến động $1/lot

$50 $10

Kỳ hạn giao dịch

3; 5; 7; 9; 12 3; 5; 7; 9; 12

Lịch giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6 Thứ 2 – Thứ 6

Phiên giao dịch (mùa đông mở chậm 60 phút)

07:00 – 19:45

20:30 – 01:20 (ngày hôm sau)

07:00 – 19:45

20:30 – 01:20 (ngày hôm sau)

Biên độ giá

Giới hạn giá ban đầu: $0.35/giạ

Giới hạn giá mở rộng: $0.55/giạ

Giới hạn giá ban đầu: $0.35/giạ

Giới hạn giá mở rộng: $0.55/giạ

Tiêu chuẩn chất lượng

Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3 Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3

Ngày đăng ký giao nhận

Ngày làm việc thứ 5, trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày làm việc thứ 5, trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên

Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn

Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày làm việc trước 15 ngày của tháng đáo hạn

Ngày làm việc trước 15 ngày của tháng đáo hạn

Phương thức thanh toán

Giao nhận vật chất Giao nhận vật chất

 

I. Giới thiệu sản phẩm 

Hợp đồng tương lai ngô (Mã hàng hoá: ZCE) bắt đầu giao dịch tại CBOT vào năm 1877 và đây được xem là loại hợp đồng tương lai nông sản được giao dịch nhiều nhất hiện nay trên thế giới.

Hợp đồng tương lai ngô, ở thời điểm hiện tại được xem là loại hợp đồng có mức thanh khoản cao nhất trên thị trường hợp đồng tương lai nông sản được giao dịch tại Việt Nam.

Ngoài việc góp mặt trong các ngành công nghiệp thực phẩm chăn nuôi ra thì ngô còn được chọn làm thành phần ứng dụng trong ngành công nghiệp chất dẻo và sợi, điều này góp phần đưa ngô trở thành một sản phẩm được sử dụng đa dạng trên thế giới.

 

Sản phẩm ngô

 

II. Tình hình phát triển của ngành nuôi trồng và sản xuất ngô

1. Sản lượng

Ngô là loại ngũ cốc được trồng nhiều nhất trên thế giới đặc biệt là các vùng có khí hậu ôn đới, nhiệt đới nóng ẩm và có khả năng chịu hạn cao.

Năm quốc gia có sản lượng trồng ngô cao nhất trên thế giới như là: Hoa Kỳ, cụ thể là vành đai ngô tại Trung Tây Hoa Kỳ, nơi có sản lượng thu hoạch tập trung cao, cung cấp cho toàn Hoa Kỳ. Trung Quốc, Argentina, Ấn Độ, Brazil cũng thuộc vào top những quốc gia có sản lượng ngô cao nhất thế giới. 


Ngô là loại ngũ cốc được trồng nhiều nhất trên thế giới đặc biệt là các vùng có khí hậu ôn đới

 

2. Thu hoạch 

Tùy vào đặc điểm tự nhiên của mỗi vùng, thời gian trồng và thu hoạch ngô sẽ là khác nhau. Đa số ngô trên thế giới được trồng từ mùa xuân hoặc đầu mùa hè (bắt đầu khoảng tháng 2 – tháng 5 tùy nơi) và được thu hoạch vào mùa thu đông (có thể từ tháng 8 đến tháng 11).

Mùa sinh trưởng của ngô dao động trong khung thời gian rất ngắn, có thể là 3 tháng ở Quebec cho đến 9 tháng ở những khu vực nhiệt đới như Colombia.

Ngô sau khi được thu hoạch tại cánh đồng sẽ được vận chuyển về các nhà máy để sấy khô tách hạt rồi mang đi tiêu thụ.

3. Chế biến

Ngô được coi là một loại hạt ngũ cốc đa công dụng, không chỉ được sử dụng trong sản xuất thực phẩm hằng ngày và làm thức ăn trong chăn nuôi, mà còn có nhiều ứng dụng khác.

Do có hàm lượng fructose cao, ngô thường được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất xi rô ngô và dầu ngô, nâng cao giá trị thương mại của cây ngô.

Ngoài ra, ngô còn là một nguồn nguyên liệu quan trọng cho việc sản xuất ethanol. Những nhà máy xay ngô ở Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, chiếm đến hơn 50% lượng ethanol sản xuất trên toàn thế giới và xuất khẩu sang khoảng 50 quốc gia khác.

Một phần ba sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất ethanol được chế biến thành thức ăn chăn nuôi, bao gồm hạt chưng cất, thức ăn gluten ngô và bột ngô.

Ngoài các ứng dụng truyền thống, ngô hiện đang được áp dụng trong ngành công nghiệp chất dẻo và sợi, mở ra nhiều cơ hội mới cho sự đa dạng hóa trong sử dụng ngô.

 

Sản phẩm sữa ngô

 

III. Tình hình xuất nhập khẩu ngô trên thế giới

1. Xuất khẩu

Các nước có sản lượng xuất khẩu ngô lớn nhất trên thế giới phải kể đến như: Hoa Kỳ, Argentina, Brazil, Ukraine, Nga, Canada, Hungary, Pháp, Nam Phi.

2. Nhập khẩu

Do nhu cầu sử dụng ngô cao nên các nước sau có mức độ nhập khẩu ngô cao nhất trên thế giới là: Trung Quốc, Mexico, Châu Âu (tập hợp các quốc gia châu Âu), Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Colombia.

IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá ngô

1. Chênh lệch giữa cung – cầu thị trường

Giá ngô chắc chắn tăng nếu nhu cầu tiêu thụ của thị trường cao mà nguồn cung hạn chế. Ngược lại, giá ngô sẽ giảm nếu nguồn cung lớn nhưng mức độ nhiên liệu tiêu thụ lại ít.

Khảo luận về qui luật cung cầu

 

Tình hình cung - cầu ảnh hưởng đến giá Ngô

 

2. Thời tiết

Thời tiết trở nên khô hạn đi kèm đó là lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất ngô. Mưa nhiều, lũ lụt cũng dẫn đến nguồn cung ngô trên thị trường trở nên khan hiếm hơn.

White sound, Rain on the field with thunder, White noise for good sleep,  relaxation, study - YouTube

 

Thời tiết ảnh hưởng đến việc sản xuất ngô

 

3. Các yếu tố đầu vào

Giá các yếu tố đầu vào thấp hơn sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến sau thu hoạch, điều này khuyến khích nông dân trồng nhiều ngô hơn, có khả năng tăng nguồn cung ngô trên thị trường.

4. Giá trị đồng USD

Thông thường, giá USD sẽ ảnh hưởng đến hàng hoá, đặc biệt trong đó có giá ngô vì đây được xem là loại nông sản được xuất nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới. 

Thông qua dữ liệu phân tích, giá ngô có biến động tỉ lệ nghịch với đồng USD. Giá ngô có xu hướng giảm khi giá USD tăng và ngược lại.

 /></p><h2 style=

 

Giá trị đồng Đô La ảnh hưởng đến giá ngô

 

4. Sản phẩm thay thế

Ngô và đậu tương là hai sản phẩm thay thế, do đó giá đậu tương sẽ tác động mạnh đến giá ngô. Cả hai sản phẩm này được trồng trong điều kiện thời tiết như nhau. Do vậy, người nông dân sẽ chọn loại hạt mang lại lợi nhuận cao hơn. Nếu những người nông dân chọn trồng đậu tương thay vì ngô thì dĩ nhiên nguồn cung, sản lượng sản xuất ngô sẽ thiếu hụt, dẫn đến giá ngô tăng cao.

ThaiBinh Seed - Giống đậu tương DT84 - Vỏ quả màu vàng, hạt to, màu vàng,

 

Sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến giá ngô

 

V. Giá trị khi đầu tư nông sản ngô tại thị trường giao dịch hàng hoá

1. Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh ngô

Giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất Ngô trong điều kiện bất ổn về giá.

Đảm bảo hơn về đầu ra cho ngô.

2. Đối với nhà đầu tư

Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng.

Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư về ngô, các nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị từ việc tìm hiểu kỹ về thị trường, giá cả, cách thức và nơi sản xuất mặt hàng ngô đặc biệt là điều kiện tự nhiên tại vùng trồng. Không những vậy, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về dự báo giá ngô trong tương lai, cách phân tích kỹ thuật thị trường cho sản phẩm này. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể kết nối với các chuyên viên trong nghề có uy tín.

 

Theo quy định của sản phẩm Ngô CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT.

Ngô được chấp nhận giao dịch là ngô loại 1, ngô loại 2, ngô loại 3 đáp ứng những tiêu chuẩn được mô tả ở bảng dưới:

Phân loại

Trọng lượng thử nghiệm tối thiểu trong 1 giạ

Độ ẩm tối đa

Tỷ lệ tối đa số hạt vỡ và hạt ngoại lai

Số hạt hư tối đa

Hạt hư do nhiệt

Loại 1

56 pound

14%

2.00%

3.00%

0.10%

Loại 2

54 pound

15.50%

3.00%

5.00%

0.20%

Loại 3

52 pound

17.50%

4.00%

7.00%

0.50%

Sở giao dịch nước ngoài liên thông Hợp đồng Full size Mini Micro
Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng
Sở giao dịch nước ngoài liên thông Hợp đồng Mã hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên Ngày giao dịch cuối cùng

Các sản phẩm khác