Search
Ngôn ngữ
Thứ 2, 11/12/2023 14:24 chiều GMT+7

SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ BẢO HIỂM RỦI RO

Nhà sản xuất và người tiêu dùng tham gia thị trường hàng hóa phái sinh để bảo vệ họ khỏi những biến động bất lợi có thể dẫn đến thiệt hại lớn về tài chính. Các nhà sản xuất hàng hoá gặp rủi ro khi giá giảm xuống trong khi người tiêu dùng gặp rủi ro khi giá tăng lên. 

Bảo hiểm rủi ro là một công cụ quan trọng khi điều hành một doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh. Nó sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng và nhà sản xuất có nguồn cung ứng hàng hóa cần thiết ở một mức giá quy định.

Về cơ bản, giá được thúc đẩy bởi các yếu tố thị trường, chẳng hạn như cung và cầu, hoặc các yếu tố phi thị trường, chẳng hạn như thời tiết hoặc các vấn đề địa lý chính trị. Ví dụ, khi hạn hán xảy ra ở các vùng canh tác của Mỹ gây ra tình trạng thiếu hụt sản lượng ngô, giả sử nhu cầu không thay đổi, giá sẽ tăng.

 

1. Ưu điểm của Hợp đồng tương lai 

Thị trường giao dịch tương lai cung cấp các hợp đồng về hàng hóa phái sinh. Các hợp đồng tương lai cung cấp cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng một cơ chế phòng vệ vị thế trên thị trường. Hợp đồng tương lai giao dịch trong các khoảng thời gian khác nhau, cho phép các nhà sản xuất và người tiêu dùng chọn các thời điểm phòng hộ phản ánh rõ rủi ro của họ. Ngoài ra, hợp đồng tương lai là công cụ có tính thanh khoản cao, nghĩa là có rất nhiều hoạt động giao dịch trong đó và chúng thường dễ mua bán.

Bên cạnh các nhà sản xuất và người tiêu dùng, các nhà đầu cơ, thương nhân, nhà đầu tư và những người tham gia từ thị trường khác cũng cùng giao dịch. Các sàn yêu cầu nhà đầu tư giữ lệnh mua hay bán đều phải thực hiện ký quỹ, đây là một thoả thuận nhằm đảm bảo có thể bù đắp các khoản lỗ tiềm ẩn.

Các nhà sản xuất và người tiêu dùng thường nhận được sự ưu tiên trên các sàn giao dịch hàng hóa. Là người bảo hiểm rủi ro, tỷ lệ ký quỹ của họ thường thấp hơn so với những đối tượng tham gia từ thị trường khác, những người đang cố gắng kiếm tiền từ giao dịch, mà không phải bảo hiểm giá cả hàng hóa.

 

2. Giảm thiểu rủi ro như thế nào?

Để phòng ngừa rủi ro, cần phải có một vị thế đối với tài sản cơ sở của mình khi giá trên thị trường phái sinh diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Cho nên, các nhà sản xuất thường bảo hiểm giá hàng hóa tăng bằng cách bán các hợp đồng tương lai. Bán hợp đồng tương lai được xem như bán hàng hoá thay thế của các nhà sản xuất, việc làm của họ như một người phòng hộ giá giảm.

Người tiêu dùng tự bảo hiểm giá hàng hóa giảm bằng cách mua các hợp đồng tương lai. Mua hợp đồng tương lai là việc mua hàng hoá thay thế cho người tiêu dùng, việc làm của họ như người phòng hộ giá tăng. 

Cung và cầu hàng hóa biến động thì giá cả hàng hoá cũng vậy. Sẽ có vài nhà sản xuất hay người tiêu dùng không phòng hộ rủi ro về giá. Nhưng phần lớn các nhà sản xuất và người tiêu thụ khác sử dụng thị trường tương lai để bảo hiểm rủi ro về giá của họ.

Nếu ai thực sự nắm giữ hàng hóa, họ sẽ chịu rủi ro về giá đối với hàng hóa cũng như các chi phí liên quan đến việc nắm giữ hàng hóa đó, bao gồm cả chi phí bảo hiểm và lưu kho. Giá hàng hóa giao trong tương lai phản ánh những chi phí này, vì vậy trong thị trường bình thường, giá hàng hóa kỳ hạn xa cao hơn giá hàng hóa kỳ hạn gần đó.

Khi một nhà sản xuất hoặc người tiêu thụ sử dụng sàn giao dịch hợp đồng tương lai để phòng hộ cho việc mua hoặc bán hàng hóa vật chất trong tương lai, họ thay đổi rủi ro giá cả biến động thành rủi ro do chênh lệnh giá của hàng hoá giao ngay và giá của hợp đồng tương lai.

Các sàn giao dịch hợp đồng tương lai thường có liên kết với các trung tâm thanh toán bù trừ, nghĩa là họ trở thành đối tác thực hiện của một giao dịch. Họ kết nối người mua và người bán, kiểm tra sự đáng tin cậy về khả năng trả nợ của người giao dịch và đảm bảo mỗi người phải thanh toán những gì họ nợ. Do đó, các trung tâm thanh toán bù trừ giúp loại bỏ rủi ro tín dụng khỏi hệ thống.

 

3. Mặt hạn chế của bảo hiểm rủi ro khi sử dụng hợp đồng tương lai

Bảo hiểm rủi ro trong thị trường tương lai không phải là hoàn hảo. Thị trường tương lai dựa vào sự tiêu chuẩn hóa. Hợp đồng hàng hóa tương lai với số lượng nhất định phải được giao vào những ngày đã định. Ví dụ: Hợp đồng tương lai đối với ngô yêu cầu giao hàng thực là 5.000 giạ vào tháng 12 năm 2021, và đôi khi chất lượng hàng hóa được quy định như độ tinh khiết của kim loại quý.

Những người bảo hiểm rủi ro đôi khi sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hoá không phù hợp với các thông số kỹ thuật của hợp đồng tương lai. Trong những trường hợp này, những người phòng hộ được cho rằng sẽ chịu thêm rủi ro bởi sử dụng các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa.

 

4. Những lựa chọn thay thế cho hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai không phải là sự lựa chọn duy nhất cho những người bảo hiểm rủi ro. Họ cũng có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặc hoán đổi (swap) để phòng ngừa rủi ro. Các thị trường này đòi hỏi các đối tác phải tự thực hiện giao dịch, không có các sàn tham gia, với mỗi bên được cho là rủi ro của bên còn lại. Tuy nhiên, các giao dịch được thiết kế riêng này có thể đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của các nhà sản xuất và người tiêu thụ tốt hơn so với các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa.

 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan

Bài viết quan tâm nhiều nhất