Search
Ngôn ngữ
Thứ 2, 11/12/2023 14:52 chiều GMT+7

CÁCH ĐẶT STOP LOSS TRONG GIAO DỊCH HÀNG HÓA PHÁI SINH

Để hạn chế rủi ro trong khi giao dịch, bạn cần có một kế hoạch thoát lệnh. Khi một giao dịch đi ngược với tính toán của bạn, lệnh Stop Loss là một phần quan trọng của kế hoạch đó. Stop Loss (viết tắt là SL hay STP) là lệnh đối ứng với lệnh trước đó dùng để ngăn chặn thua lỗ không vượt quá một mức giá nhất định mà bạn đã tính toán.

Nếu bạn mua một mã hàng hoá ở mức $20 và đặt lệnh Stop Loss ở mức $19.50 USD, thì lệnh Stop Loss của bạn sẽ tự động khớp khi giá chạm mức $19.50, do đó ngăn chặn việc lỗ nhiều hơn. Nếu giá không giảm xuống $19.50, thì lệnh Stop Loss của bạn sẽ không được thực hiện. 

  • Stop Loss giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi giao dịch. Đó là một lệnh bù trừ để ngăn chặn thua lỗ không vượt quá một mức giá nhất định.
  • Một loại cắt lỗ khác là lệnh Stop Loss Limit (lệnh cắt lỗ giới hạn), lệnh này sẽ chỉ đóng giao dịch của bạn ở mức giá cắt lỗ hoặc giá tốt hơn.
  • Mức cắt lỗ của bạn nên là một chiến lược có chọn lọc dựa trên việc thử nghiệm và thực hành nhiều phương pháp. 

 

1. Lệnh thị trường (Market Orders)

Các lệnh Stop Loss thường là “lệnh thị trường", có nghĩa là sẽ lấy bất kỳ mức giá nào có sẵn khi giá chạm mức $19.50 (khi giá mua vào, bán ra hoặc giá cuối cùng chạm mức $19.50). Nếu không ai sẵn sàng mua lại phần của bạn ở mức giá đó, bạn có thể phải kết thúc với một mức giá tệ hơn mong đợi. Đây được gọi là trượt giá. Tuy nhiên, miễn là bạn đang giao dịch hợp đồng tương lai, cổ phiếu, hoặc tiền tệ với thị trường có khối lượng lớn, trượt giá thường không phải là vấn đề.

 

2. Lệnh giới hạn (Limit Orders)

Một loại lệnh cắt lỗ khác là lệnh Stop Loss Limit (lệnh cắt lỗ giới hạn).

Khi giá thị trường chạm mức giá cắt lỗ của bạn, một lệnh giới hạn (Limit Order) sẽ tự động gửi đến bạn để đóng vị thế ở mức giá cắt lỗ hoặc mức giá tốt hơn. Không giống như lệnh cắt lỗ thị trường, sẽ đóng giao dịch ở bất kỳ mức giá nào, lệnh cắt lỗ giới hạn (Stop Loss Limit) sẽ chỉ đóng ở mức giá cắt lỗ hoặc tốt hơn. Điều này giúp loại bỏ vấn đề trượt giá (một lần nữa, đây không thực sự là một vấn đề trong hầu hết thời gian giao dịch) nhưng có một vấn đề lớn hơn: Nó không giúp bạn thoát khỏi giao dịch khi giá đang di chuyển mạnh theo hướng bất lợi.

Lưu ý: Nếu bạn đặt lệnh mua trên thị trường tại $50 và đặt một lệnh cắt lỗ giới hạn (Stop Loss Limit) tại $49.90, và giá di chuyển đến $49.88, không có ai sẵn sàng mua tại $49.90, bạn cần phải hy vọng ai đó mua mức giá tại $49.90. Nếu giá tiếp tục giảm mà lệnh của bạn không khớp, thì khoản lỗ của bạn sẽ tiếp tục tăng lên.

 

3. Vị trí đặt lệnh Stop Loss khi mua

Một lệnh Stop Loss không nên đặt ở vùng ngẫu nhiên. Vị trí đặt cắt lỗ tốt cho phép có khoảng cách nhất định để thị trường dao động nhưng đủ để thoát khỏi vị thế của bạn nếu giá đảo chiều.

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để đặt lệnh Stop Loss khi mua là đặt nó dưới hoặc gần sát vùng hỗ trợ hoặc điểm hỗ trợ, tại đây xuất hiện khi giá giảm và sau đó bật lên lại, cản trở xu hướng giảm, cho thấy giá được hỗ trợ ở vùng này. Trong trường hợp bạn đặt lệnh mua khi bạn giao dịch theo xu hướng tăng, sau khi giá dao động trên vùng hỗ trợ (test lại) sẽ tiếp tục tăng.

Ví dụ đặt lệnh stp tại điểm hỗ trợ 60.7 khi mua ngô tại giá thị trường

 

 

4. Đặt lệnh Stop Loss khi bán khống

Giống như khi bạn mua một mã hàng hóa phái sinh, lệnh Stop Loss khi bán khống không nên được đặt ở một vùng ngẫu nhiên. Bạn nên để thị trường một khoảng trống cho sự dao động, trong khi vẫn bảo vệ bản thân khỏi thua lỗ.

Lệnh bán khống, trái ngược với lệnh mua, thông thường sẽ đặt Stop Loss nằm ngay trên hoặc gần sát vùng kháng cự hoặc điểm kháng cự. Giống như vùng hỗ trợ hoặc điểm hỗ trợ, tại đây nhận giá có xu hướng đảo chiều.  Trong trường hợp bạn bán khống khi giao dịch theo xu hướng giảm, sau khi giá dao động trên vùng kháng cự này (test lại) sẽ tiếp tục giảm.

Ví dụ đặt lệnh stp tại điểm 1034 dưới vùng hỗ trợ khi chờ bán bạch kim tại giá 1028

 

 

5. Các vị trí thay thế để đặt lệnh Stop Loss

Đây không phải là những quy tắc cứng nhắc và chắc chắn - bạn không phải đặt lệnh Stop Loss trên một đỉnh đảo chiều khi bán khống, cũng như không phải đặt lệnh này dưới một đáy đảo chiều khi mua. Tùy thuộc giá vào lệnh và chiến lược, bạn có thể chọn đặt lệnh Stop Loss của mình tại một điểm khác trên biểu đồ.

Nếu sử dụng các chỉ báo kỹ thuật, bản thân chỉ báo có thể được sử dụng làm mức cắt lỗ. Nếu một chỉ báo cung cấp cho bạn tín hiệu mua, lệnh Stop Loss có thể được đặt tại một mức giá mà chỉ báo đó sẽ không còn tín hiệu đó nữa.

Lưu ý: Chỉ báo Fibonacci Retracement có thể đưa ra gợi ý mức cắt lỗ. 

Độ biến động là một công cụ phổ biến khác cho các nhà giao dịch thiết lập mức cắt lỗ. Một chỉ báo như Average True Range (ATR) cung cấp cho các nhà giao dịch thông tin về mức giá di chuyển trung bình theo thời gian. Các nhà giao dịch có thể đặt mức cắt lỗ dựa trên độ biến động bằng cách đặt mức cắt lỗ bên ngoài các biến động thông thường. Điều này có thể được thực hiện mà không cần chỉ báo bằng cách tự đo lường các biến động giá điển hình vào một ngày nhất định, sau đó đặt các mục tiêu cắt lỗ và lợi nhuận dựa trên quan sát của bạn. 

 

6. Vạch ra một chiến lược cắt lỗ cho bản thân

Các mức cắt lỗ không nên được đặt ở các vị trí ngẫu nhiên. Nơi đặt lệnh Stop Loss là một chiến lược được lựa chọn dựa trên việc thử nghiệm và thực hành nhiều phương pháp. Hãy tự tìm ra chiến lược nào phù hợp nhất với bạn.

Lập kế hoạch giao dịch bằng việc xác định cách bạn vào lệnh, cách kiểm soát rủi ro và cách thoát khỏi các giao dịch có lãi. Tập trung vào xu hướng và kiểm soát rủi ro trên mỗi giao dịch là mối quan tâm hàng đầu khi học cách giao dịch hàng ngày. Khi bắt đầu, hãy giao dịch thật đơn giản. Giao dịch theo xu hướng tổng thể và sử dụng chiến lược cắt lỗ đơn giản cho phép giá di chuyển theo hướng có lợi nhưng cũng cắt lỗ nhanh chóng nếu giá đi ngược lại.

 

7. Trailing Stop-loss là gì?

Lệnh Trailing stop-loss là một lệnh Stop Loss có thể di chuyển. Thay vì dừng ở giá đã đặt, lệnh này sẽ luôn di chuyển cùng chiều với xu hướng lệnh vào trước đó để đảm bảo an toàn. Ví dụ: một nhà giao dịch mua một mã hàng hoá ở mức $2 và đặt lệnh Trailing stop-loss là $0.5. Nếu giá giảm xuống còn $1.50, thì giá khớp và lệnh sẽ kích hoạt. Nếu giá tăng lên $3, thì mức chặn lỗ tăng lên $2.50. Điều này về cơ bản cho phép các giao dịch tự động giữ khoảng lợi nhuận trong khi giá cắt lỗ di chuyển theo.

 

 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan

Bài viết quan tâm nhiều nhất